Mặc dù số lượng trẻ thừa cân ngày càng tăng nhưng vẫn có nhiều trẻ gầy còm, suy dinh dưỡng. Giải pháp thường không đơn giản do trẻ biếng ăn hoặc hấp thụ kém. Cha mẹ cần áp dụng đồng bộ nhiều phương pháp như thay đổi thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và thêm calo vào bữa ăn thường ngày.
Xác định nguyên nhân
Hãy tìm ra vấn đề khiến con bạn gầy gò. Một số trẻ, cũng như người lớn, chỉ đơn giản là tự nhiên mảnh mai và khó tăng cân. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lí do khác.
- Nếu con của bạn quá kén ăn, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về tâm lý hoặc y tế.
- Các vấn đề nội tiết hay chuyển hóa như tiểu đường hoặc một tuyến giáp hoạt động quá mức đôi khi có thể là nguyên nhân của tăng cân chậm.
- Các vấn đề về đường tiêu hóa, dị ứng thức ăn,...sẽ khiến trẻ khó hấp thụ.
- Một số loại thuốc có thể làm giảm sự thèm ăn, nên xem xét khả năng này nếu con của bạn đang chữa bệnh.
- Trẻ em tuổi dậy thì có thể gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn ăn uống do áp lực.
- Con bạn quá nghịch ngợm, vận động nhiều nên lượng calo đã tiêu hao không bù đắp được.
Tham khảo lời khuyên của các bác sĩ
Cha mẹ nên tham khảo lời khuyên của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khi thấy trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, càng cần phải tham khảo ý kiến vì thường vấn đề nằm ở cách cho con bú, sữa mẹ hoặc các vấn đề tiêu hóa.
Thay đổi thói quen ăn uống
1. Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ
Nhiều khi vấn đề không phải là vấn đề trẻ ăn gì, mà là ăn bao nhiêu. Trẻ có dạ dày nhỏ và cần phải ăn thường xuyên hơn so với người lớn.
Trẻ em có thể cần phải ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ, cùng với đồ ăn nhẹ, mỗi ngày.
Bất cứ khi nào trẻ bị suy dinh dưỡng cảm thấy đói, hãy cho bé ăn ngay.
2. Ăn là một việc quan trọng và thú vị
Bạn nên khiến trẻ cảm thấy thú vị khi ăn. Rất nhiều chị em đã trang trí bữa ăn của con trở nên bắt mắt mà vẫn đủ dinh dưỡng để thu hút trẻ.
Nếu như trẻ không muốn ăn mà bạn mắng, phạt hay đánh trẻ thì càng làm bé trở nên hoảng loạn vào các bữa ăn sau. Nếu bé đã dừng ăn, bạn nên tạm dừng và cho bé ăn bữa phụ sau đó 1-2 giờ.
Để cho bé tập trung ăn uống, bạn nên tắt tất cả TV, máy tính, di động.
3. Làm tấm gương tốt cho con
Trẻ em học bằng cách quan sát. Nếu bạn thường xuyên thử các loại thức ăn mới và lành mạnh như trái cây, rau củ, ngũ cốc,...trẻ sẽ có xu hướng đòi ăn cùng và lâu dần trở thành một thói quen. Hạn chế các đồ ăn nhanh khỏi cả thực đơn của bạn để làm gương cho bé.
4. Khuyến khích tập thể dục thường xuyên
Nhiều người vẫn nghĩ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên sẽ giảm cân. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể kích thích sự thèm ăn. Vì vậy hãy thử khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn.
Các loại thực phẩm giúp trẻ tăng cân
1. Bỏ qua các thực phẩm không lành mạnh
Bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt, và các thức ăn nhanh có số lượng calo cao có thể làm tăng cân. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe kéo theo (bao gồm cả bệnh tiểu đường ở trẻ em thậm chí hoặc bệnh tim) còn nguy hiểm hơn.
Các thực phẩm giàu Calo nhưng nghèo dinh dưỡng như đồ uống có đường cũng không phải là giải pháp cho việc tăng cân khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu calories và chất dinh dưỡng là lựa chọn tốt nhất, bởi vì chúng giúp thêm trọng lượng và cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.
2. Đa dạng thực phẩm
Sự đa dạng rất quan trọng không chỉ bởi vì nó cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn khiến bữa ăn trở nên thú vị. Nếu chỉ quanh đi quẩn lại một vài món sẽ khiến trẻ cảm thấy ngán.
- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để tăng cân ở trẻ em bao gồm tinh bột (mì ống, bánh mì, ngũ cốc); trái cây và rau quả hàng ngày; protein (thịt, cá, trứng, đậu); và các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, vv).
3. Sử dụng chất béo lành mạnh
Những chất béo lành mạnh tốt cho việc tăng cân vì chúng cung cấp khoảng chín calo mỗi gram. Dầu dừa là sự lựa chọn tốt và có thể được thêm vào một loạt các loại thực phẩm. Ngoài ra còn có dầu ô liu, dầu hạnh nhân,...Quả hồ trăn và bơ cũng cung cấp chất béo lành mạnh.
4. Chọn đồ ăn nhẹ thông minh
Trẻ em cần phải tăng cân nên được cung cấp đồ ăn nhẹ thường xuyên. Nhưng, như các bữa ăn, lựa chọn lành mạnh nên được lựa chọn cẩn thận. Ví dụ, hãy thử món bánh mì bơ đậu phộng và mứt, gũ cốc nguyên hạt; hạt và trái cây khô; táo với pho mát;...
5. Uống nước đầy đủ
Uống nước đầy đủ rất quan trọng nhưng uống quá nhiều có thể khiến trẻ đầy bụng.
- Đồ uống có hàm lượng calo như soda không có giá trị dinh dưỡng, trong khi lượng đường trong các loại nước ép trái cây đóng hộp có thể có hại cho răng và sức khỏe.
- Thay nước bằng sữa nguyên kem, sinh tố,...
- Cho con uống nước sau bữa ăn. Lượng nước uống trước và trong bữa ăn chỉ vừa đủ để trẻ cảm thấy thoải mái mà không đầy bụng.
6. Các chế phẩm từ sữa
Trong sữa nguyên kem có chứa hàm lượng lớn canxi và calo. Bé từ 1 tuổi trở lên nên uống 1 ly sữa nguyên kem vào buổi sáng để góp phần cải thiện cân nặng. Còn đối với trẻ dưới một tuổi và đang bú, mẹ hãy uống sữa nguyên kem mỗi ngày để sữa đủ chất béo và năng lượng cho bé.
Ngoài ra, pho mát, sữa chua,...cũng cung cấp lượng calo đáng kể.
Theo Eva