1. Cây cẩm tú cầu
Độc tố trong lá, hoa, vỏ cây của cẩm tú cầu có thể gây đau bụng, kích ứng da và trong trường hợp nghiêm trọng là co giật, hôn mê. Triệu chứng cho thấy bạn bị ngộ độc là đau bụng, buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi nhiều. Cách phòng tránh duy nhất là không để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp vào mắt, miệng, vết thương hở.
2. Cây lồng đèn
Loại cây này cho quả nhiều màu sắc khi chín và một số nơi còn dùng để làm mứt, thạch nhưng khi trồng trong nhà, bạn cần hết sức thận trọng. Các quả chưa chín chứa độc tố cao và có thể gây tử vọng. Ngoài ra, độc tố của cây lồng đèn còn có ở lá. Triệu chứng ngộ độc là đau đầu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ nhiệt độ, giãn đồng tử, khó thở.
3. Cây hoa cúc
Nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ và vật nuôi, tốt hơn cả là không nên trưng bày những chậu hoa cúc ở ở dễ tiếp cận. Bởi trong lá và hoa của nó có chưa độc tố gây kích thích da nghiêm trọng. Triệu chứng khi bị nhiễm độc tố từ hoa cúc là da mẩn đỏ, đóng vảy hoặc có mụn nước.
4. Cây hoa ngũ sắc
Loại hoa này thường được trồng ở hàng rào và trồng trong chậu để trưng bày bởi màu sắc rực rỡ, dễ chăm sóc, sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên trong các bộ phận như lá, quả xanh của cây ngũ sắc có chứa độc tố cao. Nếu nuốt phải quả của cây này có thể gây tử vong. Triệu chứng ngộ độc là nôn mửa, tiêu chảy, giãn đồng tử, khó thở.
5. Cây đỗ quyên
Tất cả các bộ phận của cây đỗ quyên có thể là món ăn yêu thích của con nai nhưng lại là chất kịch độc với con người nếu nuốt phải. Việc nhai, nuốt bộ phận lá, hoa của cây đỗ quyên có thể ảnh hưởng đến tim, gây co giật và hôn mê. Triệu chứng ngộ độc ban đầu là nóng trong miệng, tiết nước bọt, chảy nước mắt, nước mũi, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, đau bụng, không điều khiển được chân, tay.
Theo Gardening/Ngôi sao