Bé bị thiếu ngủ do bị nựng nhiều
Cập nhật:
30/03/2015

Đừng dỗ khi con khóc giữa đêm

Các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 156 người mẹ có con từ 6 tháng tới 1 năm, hay khóc đêm, có nhiều trục trặc về giấc ngủ, nhóm 2 thì không, để cha mẹ làm theo bản năng, dỗ dành lúc con tỉnh dậy và khóc. Kết quả sau 2 tháng, con của các bà mẹ nhóm 1 đã tự điều chỉnh để có giấc ngủ ngon hơn.

Các chuyên gia phân tích: Khi trẻ khóc đêm, cha mẹ cần đợi một thời gian mới đến an ủi bé và điều này sẽ giúp bé biết cách tự “ru” mình. Để tập thói quen này, cha mẹ cần kiên nhẫn và lạnh lùng, đợi 1-2 phút có khi là lâu hơn, càng ít vuốt ve, vỗ về và nói chuyện với bé càng tốt. Đặc biệt không bế bé dậy và cũng không bật đèn ngay khi bé khóc. Nếu bạn “xót” con, lập tức nựng nịu thì sẽ tạo thới quen cho những lần sau, bé sẽ không tự ngủ, và ngay lúc đó có thể còn tỉnh luôn. Tại Mỹ, tất cả những điều trên được gọi là phương pháp Feber dùng cho các bà mẹ có con hay khóc giữa đêm.

Những điều nên làm để bé ngủ ngon

Tắt đèn ru con ngủ

Bóng tối giúp cơ thể giải phong hormone melatonin gây buồn ngủ nhờ vậy trẻ sẽ có giấc ngủ sâu, kéo dài và tăng trưởng. Nếu ánh sáng đèn quá lớn sẽ kiềm chế sự sinh sản melatonin. Để đền ngủ quá sáng thường xuyên sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, ức chế hoạt động tế bào khiến bé hay trở mình, chậm phát triển. Cách tốt nhất là nên tắt đèn khi trẻ ngủ.

Tuân theo nhịp thức – ngủ

Trẻ sơ sinh trung bình ngủ mỗi ngày tới 16 – 17 tiếng đồng hồ và chia thành những chu kỳ “thức-ngủ” cứ 3 tiếng một, không kể ngày đêm. Lên 3 tháng tuổi, trẻ ngủ 15 tiếng/ngày nhưng nhịp “thức-ngủ” thay đổi: giấc ngủ về đêm kéo dài hơn khoảng 7 tiếng liên tục và thời gian thức ban ngày nhiều hơn. Trẻ 1 tuổi chỉ còn ngủ 13 tiếng/ngày và trẻ 3-5 tuổi ngủ 12 tiếng/ngày. Chính vì nhịp thức ngủ này nên bạn chớ lo con đói mà bắt bé bú khi chưa tỉnh dậy. Không để con ngủ ngày quá nhiều hoặc chơi quá giờ đi ngủ, sẽ gây ra mộng mị.

Không nên

Nói chuyện khi bé giữa giấc

Nhiều cha me giật mình khi vô tình nhìn sang tháy con mở mắt tròn xoe rồi họ nựng nịu, nói chuyện, vỗ về nghĩ là con sẽ ngủ tiếp. Nhưng chính điều này khiến bé bị đánh thức mạnh hơn, tỉnh táo hơn, bé sẽ “nói chuyện” với bạn và không còn tập trung ngủ. Tình trạng này sẽ lặp lại vào nhiều ngày sau dẫn tới thói quen thức giữa giấc.

Ăn trước giờ ngủ

Nhiều bà mẹ nuôi con quá cứng nhắc về giờ giấc cho con bú, cho ăn nên sắp tới giờ đi ngủ cũng ép con ăn them phô mai, hay đánh thức con dậy uống sữa. Ăn thức ăn giàu protein trước khi đi ngủ khiến hệ thống tiêu hóa phải làm việc nên ngủ không ngon. Đồ uống lợi tiểu khiến bang quang của trẻ căng tức nhanh hơn nên phải thức giấc. Vì vậy không nên cho trẻ nhỏ bú hoặc ăn quá no, ăn đồ ăn có nhiều nước, lợi tiểu trước khi đi ngủ.

Cùng Danh mục:
Những nguy cơ tiềm ẩn gắn liền với sữa bột

Những nguy cơ tiềm ẩn gắn liền với sữa bột

Bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh còi xương ở trẻ em

Những sai lầm chăm con khiến trẻ còi cọc

Những sai lầm chăm con khiến trẻ còi cọc

Cách để bé thích ăn rau xanh

Cách để bé thích ăn rau xanh

Tư vấn sản phẩm
Hỗ trợ online
024.6295.2583