Bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa
Cập nhật:
01/05/2017

1. Bệnh liên quan đến đường hô hấp

Viêm phế quản, biến chứng viêm phổi:

Viêm phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn tiến của bệnh...

Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, nằm li bì.

Viêm họng cấp tính: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn, có nhiều trường hợp do virus. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.

Cảm cúm: Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng gây bệnh. Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong.

Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

Bệnh về đường tiêu hóa phần lớn xảy ra trong khoảng từ tháng 8 – 12, thời điểm mùa thu là cao trào của bệnh. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy mùa thu là phát bệnh đột ngột, phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt (nhiệt độ cơ thể lên tới 380C ~ 400C), phần lớn kèm theo bệnh cảm nhiễm đường hô hấp (như sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ho, dát họng).

Bệnh nặng biểu hiện đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn. Tiêu chảy là dođường ruột của các bé phát triển chưa thành thục, hoạt tính enzime còn yếu, nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao, đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột.

Hệ thần kinh, hệ thống nội tiết, hệ tuần hòa và chức năng của gan, thận ở thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém, khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục.

3. Bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, bệnh phát triển mạnh khi trời lạnh, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết. Triệu chứng ban đầu của bệnh thể hiện qua viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng.

Sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn như khớp vai, háng... kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì. Bệnh thấp khớp cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.

4. Sốt virut

Sốt virut là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây qua đường hô hấp với các biểu hiện sốt cao 30-41 độ C, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ...

Chủ quan tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị mà không nhập viện ngay khiến trẻ bị biến chứng viêm phổi, viêm màng não… rất nguy hiểm.

5. Sốt xuất huyết

Chuyển mùa là kiểu thời tiết tương đối ẩm thấp tạo cơ hội để muỗi sinh sôi, nảy nở. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn, đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, có sông, rạch và nơi có ao tù, nước đọng.

Khi bị muỗi vằn đốt dẫn đến sốt xuất huyết, cơ thể có những dấu hiệu như:

- Sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày.

- Dưới da xuất hiện dấu xuất huyết, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng.

- Đi tiểu có hiện tượng ra máu

Bệnh nhân có khi đau dụng dữ dội và đau mạnh ở sườn bên phải.

6. Suy tim

Theo một số nghiên cứu, vào mùa thu những người có vấn đề về tim mạch sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim. Khi thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch.

Phòng tránh bệnh cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa

 

- Bổ sung lượng nước cho cơ thể và chế độ thực phẩm hợp lý: Nước giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Vì thế cần đảm bảo từ 2 lít đến 2,5 lít/1 người/1 ngày.

- Bổ sung các loại Vitamin và các chất đề kháng cho cơ thể: Vitamin có vai trò tăng cường sức đề kháng toàn diện và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Thực phẩm chứa kẽm tăng khả năng đề kháng cho cơ thể, phục hồi các tế bào bị tổn thương, giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.

- Bổ sung một số acid béo như Acid béo Omega-3: có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống), có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

- Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Không nên ăn sống, ăn đồ lạnh, nên ăn thức ăn chín, uống nước sôi, rửa sạch chân tay, đặc biệt là phải rửa tay trước khi ăn ăn gì trị táo bón và sau khi đi vệ sinh; ra ngoài nhất định phải chú ý tới vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Khử trùng bát đũa: Dụng cụ dùng trong ăn uống (thớt, kéo, máy nghiền, các đồ đựng) vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng, trước khi dùng nên khử trùng.

- Bảo quản thức ăn tốt: Thức ăn đặt trong tủ lạnh nên để trong hộp sạch sẽ. Phải nấu kỹ trước khi ăn.

- Giữ bầu không khí trong lành

- Do vì thời tiết bắt đầu se lạnh, nếu sợ lạnh mà đóng chặt cửa sổ, khiến cho không khí trong nhà không lưu thông có thể giảm thiểu cơ hội cảm nhiễm của khuẩn bệnh. Không nên tới bệnh viện tập trung nhiều bệnh nhân, hạn chế tới những nơi công cộng, giảm thiểu tiếp xúc cơ hội tiếp xúc với người bị bệnh tiêu chảy.

Cùng Danh mục:
Món ngon giàu dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Món ngon giàu dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Bột ngọt (mì chính) lặng lẽ giết người trong êm ái?

Bột ngọt (mì chính) lặng lẽ giết người trong êm ái?

Hướng dẫn thời gian ngủ cho trẻ

Hướng dẫn thời gian ngủ cho trẻ

Thực phẩm chức năng trong thời đại công nghiệp hóa

Thực phẩm chức năng trong thời đại công nghiệp hóa

Tư vấn sản phẩm
Hỗ trợ online
024.6295.2583