Thực phẩm chức năng trong thời đại công nghiệp hóa
Cập nhật:
12/07/2017
Trong điều kiện sinh hoạt ở thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá con người ngày càng cần sử dụng tới các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo duy trì và tăng cường sức khoẻ.
 
Vai trò của thực phẩm chức năng
 
 
Con người từ chỗ lao động chân tay với sức mạnh của cơ bắp chuyển sang lao động bằng trí tuệ. Trong sản phẩm làm ra chỉ có 3% là từ nguyên liệu, còn tới 97% là từ trí tuệ. Con người chủ yếu làm việc trong phòng kín với máy điều hoà nhiệt độ và với công cụ chủ yếu là máy tính. Con người trở nên ít vận động, trở nên nếp sống tĩnh tại và tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử. Môi trường bên ngoài càng ngày càng trở nên ô nhiễm vì biến đổi khí hậu. Tình trạng ô nhiễm trở nên phổ biến từ ô nhiễm thực phẩm đến ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. Nguồn thực phẩm sẽ thay đổi do xu thế ăn uống ngoài gia đình với nhiều loại thức ăn nhanh được chế biến sẵn.
 
Trong điều kiện sinh hoạt ở thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá con người ngày càng cần sử dụng tới các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo duy trì và tăng cường sức khoẻ.
 
Thực phẩm chức năng là sản phẩm giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Nó giống thực phẩm về bản chất nhưng khác về hình thức, mặt khác nó giống với thuốc về hình thức nhưng lại khác biệt về bản chất. Đây là loại sản phẩm được chế biến theo công thức nhằm bổ sung các vi chất dinh dưỡng, làm tăng các thành phần có lợi cho sức khoẻ. Thực phẩm chức năng loại bỏ các chất bất lợi và bổ sung các chất có tác dụng tăng cường sức khoẻ, giảm thiểu nguy cơ về tác hại bệnh tật, mặt khác tác động đến một hay nhiều chức năng của cơ thể, làm lợi với sức khoẻ nhiều hơn là lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
 
Thực phẩm chức năng dưới các dạng viên nang, viên nén, viên nhộng, dạng bột, dạng trà, dạng cao hay dạng dung dịch. Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, ít tác dụng phụ, đảm bảo về tính hiệu quả và tính an toàn. Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng bổ sung chứ không thay thế thức ăn truyền thống.
 
Từng loại thực phẩm chức năng đều phải đăng ký và có chứng nhận của Cục An toàn thực phẩm. Tại nước ta, tới thời điểm năm 2015 đã có 1.780 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, 3.380 sản phẩm thực phẩm chức năng, 1.408 loại thực phẩm chức năng nhập khẩu và 1.972 loại thực phẩm chức năng sản xuất trong nước.
 
Nguồn: GS. NGUYỄN LÂN DŨNG/ nongnghiep.vn
Cùng Danh mục:
Ăn như thế nào để tốt cho răng của bé

Ăn như thế nào để tốt cho răng của bé

Cách để bé thích ăn rau xanh

Cách để bé thích ăn rau xanh

Bữa sáng đơn giản và bổ dưỡng

Bữa sáng đơn giản và bổ dưỡng

Nguyên tắc nấu giúp trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân

Nguyên tắc nấu giúp trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân

Tư vấn sản phẩm
Hỗ trợ online
024.6295.2583