Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Cập nhật:
09/12/2016
Theo Dân trí, tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5-2,5 triệu trường hợp tử vong. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển.

cháo-cho-tre-bi-tieu-chay
 

Chế độ ăn uống của trẻ
 
Khi trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước và bổ sung hàm lượng dinh dưỡng qua chế độ ăn của trẻ.

Để phòng mất nước tại nhà

cháo cho trẻ bị tiêu chảy
 
Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… Nếu trẻ bị nặng thì cần đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị.

Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng khi trẻ bị tiêu chảy kiêng không cho trẻ ăn cháo có chất tanh.
 
Trao đổi với PV báo VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trẻ bị tiêu chảy mà kiêng ăn thịt, cá, chất tanh, đường, sữa... là một quan niệm sai lầm. Điều này vô tình làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài, nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao.
 
Ngoài ra, cháo muối thực tế chỉ được dùng giống như một loại dịch dùng trong điều trị bệnh ở trẻ (nếu trẻ không uống được oresol để bù nước điện giải). Đây không phải là một bữa ăn với trẻ. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cần hạn chế đường vì khó hấp thu và làm bé tiêu chảy nặng hơn.
 
Trẻ đang bị tiêu chảy thì cha mẹ càng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa... và ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose.
 
Đặc biệt, theo tiến sĩ Dũng, không cho trẻ ăn các loại lá và quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh... Chất tanin có tác dụng làm săn màng ruột, có tác dụng ngay tức khắc, nên trẻ cầm tiêu chảy ngay lập tức. Tuy nhiên, bệnh chỉ đỡ giả tạo, còn các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm... thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.
 
Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm khám - tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội) cho biết, các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy gồm: gạo (bột gạo), khoai tây; thịt gà, lợn, cá nạc; sữa đậu nành, sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose; dầu thực vật: cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
 
Theo Thạc sĩ Hải, cha mẹ căn cứ vào lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để có chế độ ăn thích hợp. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì nên tiếp cho bé bú bình thường và tăng số lần bú. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ không bú sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.
 
Với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa... Đồng thời cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
 
Chú ý, thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì phải đun lại trước khi cho ăn. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...
 
Trẻ trên 6 tháng tuổi, thành phần chế độ ăn cũng giống như trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, chú ý không cho con uống các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng ỉa chảy. Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa. Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
 
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, cho con ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp bé phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần liền.
 
Một số món cháo cho trẻ tiêu chảy
 
Cháo hạt sen

cháo cho trẻ bị tiêu chảy
 
Nguyên liệu:
Hạt sen
Củ mài
Quả hồng xiêm non
Đường phèn
 
Thực hiện:
 
Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã.
Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm khuấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn vào đun đến khi đường tan hết là được.
Chia cháo thành 3 phần cho trẻ ăn hết trong ngày và cho trẻ ăn liền khi cháo nóng và khi trẻ cảm thấy đói. Cho ăn đều đặn 2 đến 3 ngày sẽ chấm dứt tình trạng tiêu chảy.

Cháo bí đỏ, thịt gà

cháo cho trẻ bị tiêu chảy
 
Cháo thịt gà, bí đỏ không chỉ rất tốt cho trẻ biếng ăn, mà còn là thức ăn rất tốt khi bé bị mất nước do tiêu chảy.
 
Nguyên liệu:
 
Thịt gà
Gạo tẻ
Bí đỏ
 
Thực hiện:
 
Thịt gà băm nhỏ, cho ít nước lọc vào tán đều
Bí đỏ hấp chín,cho vào máy xay nhuyễn.
Nấu cháo với gạo tẻ, sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín. Nêm muối với đường cho vừa ăn.
Khi cho trẻ ăn nhớ cho thêm một ít dầu dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn cháo khi còn nóng
 
Cháo rau sam

cháo cho trẻ bị tiêu chảy
 
Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị tiêu chảy hiệu quả.
 
Nguyên liệu:
 
Rau xam
Quả hồng xiêm non
Gạo
 
Thực hiện:
 
Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm
cho trẻ ăn cháo rau sam 2 lần rong ngày
 
Cháo thịt bằm gừng

cháo cho trẻ bị tiêu chảy
 
Nguyên liệu:
 
Gạo trắng
Gừng tươi
Thịt lợn thăn

Thực hiện:
 
Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở.
Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ. Thịt nạc và gừng băm nhỏ.
Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.
Nên cho trẻ ăn khi cháo còn nóng

Cháo cà rốt, ô mai

cháo cho trẻ bị tiêu chảy
 
Nguyên liệu:
 Cà rốt
Ô mai mơ
Gạo

Thực hiện:
 
Cà rốt hấp chín, xay nhuyễn lấy nước
Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ
Gạo rang vàng xay thành bột.
Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được, cho trẻ ăn ngày 2 lần
 
Theo VietQ
Cùng Danh mục:
Làm gì khi bé sơ sinh bị ho?

Làm gì khi bé sơ sinh bị ho?

Mẹo hay xử lý bé cắn ti lúc đang bú mẹ

Mẹo hay xử lý bé cắn ti lúc đang bú mẹ

Cách phòng tránh 10 căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vào mùa thu

Cách phòng tránh 10 căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vào mùa thu

Bữa sáng đơn giản và bổ dưỡng

Bữa sáng đơn giản và bổ dưỡng

Tư vấn sản phẩm
Hỗ trợ online
024.6295.2583